Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

BÀI TẬP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ- NGUYỄN BẢO HẠNH




TÌNH HUỐNG 05

Bốn quốc gia A, B, C và D đã kí điều ước quốc tế về chống khủng bố, trong đó có điều khoản quy định quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó. Điều ước quốc tế đã được cả 4 quốc gia phê chuẩn và phát sinh hiệu lực theo quy định của điều ước.
                Tuy nhiên, trong văn kiện phê chuẩn điều ước, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ bên kí kết khác. Theo quy định của điều ước về chống khủng bố đã kí, tuyên bố bảo lưu của D là hợp pháp. Trước tuyên bố của D, quốc gia A chấp thuận, QG B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng tới quan hệ điều ước giữa D và B, QG C phản đối bảo lưu của D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước.
                Hãy cho biết: Theo quy định của Công ước Viên Năm 1969 về luật điều ước quốc tế, tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu đối với hiệu lực của điều khoản dẫn độ và của điều ước QT về chống khủng bố đã ký giữa các bên.





GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Căn cứ pháp lí:
Điều 2, Khoản 1.d, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ghi nhận: “Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.”
Khi một quốc gia thành viên của điều ước quốc tế tuyên bố bảo lưu một hay một số điều khoản trong điều ước và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay phản đối tuyên bố bảo lưu đó của các quốc gia thành viên khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, được quy định tại Điều 23, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 như sau:
“1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ:
a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và
b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.”

2. Giải quyết tình huống:
                Vì tuyên bố bảo lưu điều khoản dẫn độ của quốc gia D là hợp pháp, do đó việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốc tế về chống khủng bố sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào các căn cứ pháp lí nêu trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau:
- Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về điều khoản dẫn độ, vì vậy giữa quốc gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó, quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân của nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ của nước A và ngược lại, quốc gia A sẽ dẫn độ đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ nước D.
- Quốc gia B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng đến quan hệ điều ước giữa D với B. Như vậy giữa B và D vẫn tồn
tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản dẫn độ thì không được áp dụng.
- Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước.
- Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận: quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó.
                Như vậy, việc chấp thuận hay phản đối của các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế về chống khủng bố đối với tuyên bố bảo lưu của quốc gia D đã dẫn đến những hậu quả pháp lí nêu trên. Việc quy định về bảo lưu và hậu quả pháp lí của việc bảo lưu trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế đã đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi ích mà quốc gia đó hướng tới khi tham gia vào điều ước quốc tế, tạo cơ hội choc ho các quốc gia vẫn có thể trở thành thành viên của một điều ước quốc tế đa phương dù họ không thể hoặc không muốn thực hiện một hoặc một số quy định cụ t

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét