Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Bài tập Công pháp quốc tế liên quan đến Điều ước quốc tế


ĐỀ BÀI TẬP SỐ 7:
Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X,Y,Z,Bê- ta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X,Y,Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X,Y,Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha.
Tháng 9/1980, bang X ký Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bê-ta. Quốc hội X đã thông qua Hiệp định và quốc hội Bê ta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực từ 15/2/1981.
Tháng 2/1981,Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định Hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật Anpha và vì vậy, Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật quốc tế. Tuy nhiên, Bê ta khẳng định X kí hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang  Anpha : Các bang thuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch.
Hãy xác đinh hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác du lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lí để xác định hiệu lực đó và giải thích?


-                     Hiệp định về phân tích vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki giữa tiểu bang X và quốc gia Bê- ta không có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu tuyệt đối theo pháp luật quốc tế.
-                     Cơ sở pháp lí: Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế.
+ Hiến pháp liên bang Anpha khi thành lập liên bang khẳng định: “ Chỉ có Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chỉ tồn tại một quốc gia Anpha có dân cư,lãnh thổ, có Chính phủ liên bang thành lập hợp hiến và đủ khả năng điều hành đất nước, để từ đó phát sinh thuộc tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ quốc tế với tư cách quốc gia Anpha. Nghĩa là trong mọi quan hệ quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia liên bang như: lãnh thổ, biên giới, luật biển, luật hàng không, nhân quyền…thì chỉ có Anpha được thừa nhận là chủ thể hợp pháp.
Đồng thời Hiến pháp khẳng định: “ Các bang của liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch”. Các bang cũng có thể tham gia trong quan hệ quốc tế về giao thông, du lịch, nông nghiệp của tiểu bang, chứ không có thẩm quyền kí kết những điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, những điều ước đó phải phù hợp với Hiến pháp của tiểu bang và liên bang.
 Ta thấy: 9/1945, X,Y,Z trở thành 3 quốc gia độc lập do được Minotta trao trả độc lập và trở thành 3 quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chủ thể của luật quốc tế. Nhưng đến tháng 9/1945, 3 quốc gia này đã tự nguyện tham gia thành lập Liên bang Anpha để tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị. Liên bang Anpha được thành lập hợp pháp trên một hiệp định thành lập Liên bang và có Hiến pháp liên bang. Nhà nước liên bang ra đời là chủ thể của luật quốc tế, là quốc gia kế thừa của X,Y,Z do sự hợp nhất lãnh thổ. Còn X,Y,Z tồn tại trong liên bang Anpha có lãnh thổ xác định, có dân cư riêng, có Chính phủ nhưng lại không là một quốc gia do chủ quyền của nó bị hạn chế bởi Liên bang mà X tham gia, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Nhưng do Hiến pháp liên bang cho phép tham gia một số quan hệ nhất định như giao thông, du lịch, nông nghiệp, tức là X vẫn có thẩm quyền kí kết hiệp định quốc tế với các chủ thể khác của Luật quốc tế về 3 lĩnh vực trên.
+ Hiệp định kí kết giữa X và Bê-ta có nội dung phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông biên giới Maiki, có nội dung là để phân định sông biên giới cũng như quyết định quy chế pháp lí biên giới quốc gia. Sông biên giới là để phân định lãnh thổ cho quốc gia, đảm bảo yếu tố chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của tiểu bang X,  chỉ có thỏa ước liên quan đến biên giới chỉ là trong việc xác định biên giới giữa các tiểu bang thì X có thẩm quyền tham gia. Sông Maiki là sông biên giới phân định khu vực giữa X và quốc gia Bê-ta, như vậy, các vấn đề liên quan đến sông Maiki như chế độ pháp lí của sông chỉ có Anpha với tư cách nhà nước liên bang, là chủ thể của luật quốc tế, có thể tham gia kí kết với Bê-ta. Bởi Anpha là quốc gia kế thừa về dân cư, lãnh thổ của X. Hơn nữa, sông biên giới còn có chế độ pháp lí của sông quốc tế, là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia sử dụng quốc tế, có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của Anpha hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tiểu bang X không có thẩm quyền để quyết định quy chế pháp lí cho sông biên giới, đồng thời không thể coi vấn đề du lịch  trên sông biên giới là thẩm quyền kí kết của mình như Hiến pháp đã quy định. Mọi vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia chỉ có thể do Nhà nước Liên bang quyết định, trong trường hợp này là Anpha.
+ Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông Maiki vi phạm Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế do vi phạm về thẩm quyền kí kết của luật quốc gia theo Điều 46, do đó bị vô hiệu tuyệt đối, không thể áp dụng nguyên tắc Pacta sunt sevanda để đảm bảo nghĩa vụ phát sinh hiệu lực của Hiệp định. Bên cạnh đó, dù đã được Quốc hội X và Bê- ta thông qua nhưng hiệp ước không thể phát sinh hiệu lực theo khu vực lãnh thổ của X như Bê-ta khẳng định. Bởi sự sai lầm của Hiệp định về thẩm quyền kí kết và về đối tượng điều chỉnh nên nó vô hiệu ngay từ đầu. Việc phát sinh hiệu lực của một điều ước quốc tế theo một không gian lãnh thổ nhất định của quốc gia không được áp dụng trong trường hợp này, bởi thẩm quyền tham gia của tiểu bang chỉ là trong lĩnh vực thương mại, tư pháp quốc tế.
Như vậy, việc tuyên bố của Anpha là hợp lí với quy định của pháp luật quốc tế. 


1 nhận xét: