Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Bài tập cá nhân tuần 2 môn Công pháp Quốc tế-


Đề bài tập cá nhân 2 môn Công pháp quốc tế

Tình huống số 8
Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công ty Golden mang quốc tịch Java. Ngày 15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu X đang khai thác một số lượng lớn cá hồi tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata mà không có giấy phép khai thác. Cảnh sát biển  của Kata đã bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải quyết vụ việc. Nhận được thông báo từ phía công ty Golden, Java đã nộp một khoản tiền là 200.000 USD để bảo lãnh cho các thuyền viên trên tàu. Tuy nhiên, Kata vẫn tiến hành tạm giữ và 2 tháng sau,thuyền trưởng cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 6 tháng tù giam, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tổng cộng 50.000USD do hành vi khai thác trái phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn lợi cá hồi tại quốc gia này. Ngay lập tức Java đã lên tiếng phản đối vì cho rằng Kata không có thẩm quyền xét xử và phạt tù với các thành viên của thuyền X, đồng thời Kata đã vi phạm Công ước Quốc tế về luật biển năm 1982 khi đã tạm giữ các thành viên của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo lãnh. Hãy cho biết:
-         Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ của Kata có phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 hay không?Tại sao?
-         Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy định của Công ước luật biển năm 1982?


    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.                 Hành vi bắt giữ con tàu và thuyền trưởng, thuyền viên tàu X của Kata là  phù hợp với Công ước luật biển quốc tế 1982
-    Giải thích:
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được Công ước luật biển 1982 quy định tại Điều 33 là vùng rộng không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và đây là vùng có quy chế pháp lí đặc biệt,quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt và hạn chế. Bởi đây không phải là vùng biển mà quốc gia ven biển có đầy đủ thẩm quyền tài phán cũng không phải là vùng biển có quy chế tự do biển cả. Công ước 1958 và Công ước 1982 đã ghi nhận những thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển,tập trung vào hai nội dung: ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định thuế quan, thuế khóa, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của nước ven biển và trừng trị những vụ vi phạm pháp luật trong lãnh thổ hay trong lãnh hải của quốc gia ven biển.Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế nên ngoài các quyền do quy chế pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải quy định còn được hưởng quyền theo quy chế của vùng đặc quyền kinh tế.
-     Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển với vùng tiếp giáp lãnh hải được luật quốc tế quy định đó là: thẩm quyền này nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm xảy ra trong các vùng biển khác- nội thủy và lãnh hải chứ không phải ở vùng tiếp giáp.
-      Thẩm quyền của quốc gia ven biển  trong vùng tiếp giáp lãnh hải là thẩm quyền cảnh sát và không phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế có nghĩa là các quốc gia khi đến khai thác tại đặc quyền kinh tế cần tuân thủ tuyệt đối quy định của quốc gia ven biển, tuy nhiên thực tế cho thấy các quốc gia ven biển đều hạn chế tối đa việc khai thác kinh tế tại vùng tiếp giáp lãnh hải do vị trí đặc biệt của nó.
-                     Trong vụ việc này ta thấy: phía tàu cá của Java đã vi phạm Công ước quốc tế 1982 khi khai thác cá hồi trái phép vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata và làm ảnh hưởng đến nguồn lợi cá hồi. Kata có quyền bắt giữ tàu đã vi phạm để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bởi thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế được tôn trọng đầy đủ tại vùng tiếp giáp lãnh hải.
2.         Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trong vụ án trên?
Theo em,lập luận của Java trong vụ án trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước luật biển năm 1982.
Giải thích:
-         Hành vi bắt giữ của Kata khi phát hiện tàu vi phạm trong vùng tiếp giáp lãnh hải là hành vi hợp pháp, nhưng hành vi tạm giữ đến hai tháng khi đã nhận tiền bảo lãnh là  hành vi vi phạm quy định của Công ước Luật biển năm 1982 theo Điều 72: khi đã nhận tiền bảo lãnh thì quốc gia tam giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu và thủy thủ đoàn. Hoặc theo quy đinh tại Điều 292: khi nhận tiền bảo lãnh mà quốc gia tạm giữ tàu vi phạm không có ý định hay động thái để trả tự do cho tàu và đoàn thủy thủ vi phạm thì cần đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế có thẩm quyền theo Điều 287. 
-         Tòa án quốc gia Kata không có thẩm quyền xét xử tàu X vi phạm và các thủy thủ. Bởi thẩm quyền xét xử vụ án khi Kata đã nhận được tiền bảo lãnh của Java thuộc về Tòa án quốc tế có thẩm quyền mà hai bên đã thỏa thuận để đưa ra xét xử.
-         Hình phạt mà Tòa án Kata đưa ra là không có hiệu lực do vi phạm thẩm quyền xét xử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét