Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất


MỞ ĐẦU
                   Đất đai từ lâu đã là nguồn tư liệu sản xuất quý giá của xã hội, nơi sản sinh ra hầu hết những giá trị của cải vật chất. Nhà nước ta đã và đang  tập trung vào việc quản lí đất đai sao cho có thể điều tiết đất đai tốt nhất và đảm bảo lợi ích từ đất đai đến được với nhân dân. Bên cạnh đó có thể thấy, hệ thống pháp luật về quan hệ đất đai thường khá rắc rối, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và có nhiều tranh chấp liên quan. Trong bài tập Học kì môn Luật Đất đai Việt Nam, em lựa chọn đề tài số 1 với tình huống tranh chấp tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất nhưng lại không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( QSDĐ) trước năm 2003.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.                 Bà C có quyền kiện đòi thừa kế QSD đất với hai thửa đất của anh B đang sử dụng không? Vì sao? 
-                     Vấn đề nằm ở chỗ: hai thửa đất mà anh B đã khai thác và sử dụng từ năm 2003, sau đó được thừa kế của ông A lại chưa có giấy chứng nhận QSDĐ, vậy có được coi đó là di sản thừa kế hợp pháp hay không? Bởi Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về điều kiện tài sản được coi là di sản khi: không có tranh chấp và thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản. Năm 2006, ông A qua đời và để lại di chúc cho anh B được hưởng hai thửa đất của mình, mà Luật Đất đai năm 2003 quy định đất đai có thể tham gia vào các giao dịch dân sự đó là không có tranh chấp và có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.
-                     Giải quyết vấn đề
          Khoản 2 Điều 9 Nghị định 181/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai: Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai phải căn cứ vào pháp luật tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp. Xét trong trường hợp trên: quan hệ đất đai dẫn đến tranh  chấp bao gồm hai quan hệ:
+     Quyền sử dụng đất trước năm 2003 của ông A với hai thửa đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( QSDĐ) có hợp pháp hay không? Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng pháp luật đất đai trước năm 2003. Cụ thể là các văn bản: Luật đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
 +     Quyền sử dụng đất của anh B được thừa nhận là hợp pháp khi không có giấy chứng nhận QSDĐ từ tài sản thừa kế năm 2006 và bà C có quyền đòi thừa kế hay không? Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng các quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
             Căn cứ thực tiễn:
Hai thửa đất của ông A bao gồm: một mảnh đất ở rộng 1.015 m2 và có nhà và các tài sản gắn liền trên đất, một mảnh đất trồng sắn rộng 1.000m2 tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Về thửa đất thứ nhất: đây là đất ở, có nhà và các tài sản gắn liền trên đất. Đất này thuộc sở hữu của ông A từ trước năm 2003, áp dụng các quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 1993, đây là đất khu dân cư nông thôn. Đây là quỹ đất được sử dụng ổn định và lâu dài, hơn nữa trong quá trình ông A sử dụng không hề có tranh chấp và cũng không có các hành vi vi phạm pháp luật quản lí đất đai của Nhà nước.
Thửa đất thứ hai: rộng 1.000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Đây là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Theo quy định tại Điều 20 Luật Đất đai năm 1993, hạn mức giao đất cho cá nhân, hộ gia đình khai thác sử dụng trong 20 năm. Đến năm 2003 ông A đang là chủ sở hữu của mảnh đất nông nghiệp trồng cây hàng năm này, ta có thể suy luận được Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành giao đất nông nghiệp cho ông A từ trước đó.
Năm 2003 ông A đi làm kinh tế ở Lâm Đồng và giao lại cho anh B tiếp tục sử dụng. Năm 2004, bản đồ địa chính xã đã lập có tên anh B là người kê khai, sử dụng những thửa đất này nhưng anh vẫn chưa có giấy chứng nhận QSDĐ. Năm 2003 cũng là năm Luật đất đai mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/07/2004- năm mà xã lập bản đồ địa chính.
         Căn cứ pháp lí
       Về thửa đất ở và đất nông nghiệp mà ông A là chủ sử dụng hợp pháp trước năm 2003: Căn cứ vào quy định của Luật Đất đai: đất ở được sử dụng lâu dài, đồng thời ông A đã xây dựng nhà ở và các công trình gắn liền với đất. Còn thửa đất nông nghiệp 1000m2 tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội là đất nông nghiệp được giao trước 11/7/2004 và ông đã sử dụng hợp pháp, không có tranh chấp. Năm 2004, xã Đồng Trúc có lập bản đồ địa chính và ghi nhận anh B là người sử dụng hợp pháp hai thửa đất trên. Như vậy, QSDĐ của ông A là hợp pháp tuy không có giấy chứng nhận QSDĐ.
Thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm ( cây sắn) của ông A được chấp nhận quyền sở hữu với những lí do như trên. Diện tích và thời gian giao đất đều phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời trong quá trình sử dụng, không có căn cứ cho thấy anh B đã chuyển mục đích sử dụng nên việc sử dụng của anh là hợp pháp.
     Khi hai thửa đất này trở thành tài sản thừa kế: Do chưa có giấy chứng nhận QSDĐ nên bà C cho rằng anh B không được thừa kế hai thửa đất trên. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1.3 điểm 1 Mục II Nghị quyết  02/2004 Hội đồng thẩm phán về việc hướng dẫn giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có hướng dẫn cụ thể: tài sản là đất đai mà người để lại thừa kế khi chưa có giấy chứng nhận QSDĐ được quy định tại Điều 48 Luật Đất đai năm 2004 được coi là tài sản thừa kế hợp pháp. Khi đã là tài sản thừa kế hợp pháp thì di chúc của ông A không vô hiệu và anh B được hưởng thừa kế theo đúng quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Như vậy, bà C không có quyền đòi thừa kế QSD hai thửa đất của anh B.
2.                 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Vì sao?
Trong vụ việc trên có hai vụ việc cần giải quyết và thẩm quyền cơ quan giải quyết cũng khác nhau.
Vụ việc thứ 1: Anh B cần được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Như đã chứng minh ở trên, hai thửa đất mà anh được thừa kế có nguồn gốc hoàn toàn hợp pháp, thế nhưng đã sử dụng được nhiều năm mà lại không có giấy chứng nhận QSDĐ. Đây là một thiếu sót của chính quyền địa phương, cũng có thể do sự thiếu hiểu biết của anh B khiến cho quyền lợi của chính anh không được đảm bảo.
Theo khoản 1 Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 2 Điều 48 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định:Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau:
a)                Đất không có tranh chấp
b)                Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất được ủy ban nhân dân xã , phường, thị trấn nơi có đất xác nhận.
c)                 Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993  đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Xét các điều kiện trên thì cả 2 thửa đất mà anh B đang sử dụng và quản lí đều có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Thẩm quyền này là của Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đất đai năm 2003: “Ủy ban nhân dân huyện , quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất”. Cụ thể hơn, tại Điều 160 Nghị đinh 181/2004 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà các bên không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. “ Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có liên quan gửi đến Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.” Như vậy, do hai thửa đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thẩm quyền giải quyết đầu tiên thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Vụ việc thứ 2: Việc bà C yêu cầu chia thừa kế
Như trên đã chứng minh được tài sản thừa kế là hợp pháp cũng như anh B có quyền hưởng thừa kế, vụ việc này được giải quyết do các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, bà C sẽ không được hưởng thừa kế cũng như đảm bảo quyền thừa kế của anh B. Nếu bà B tiếp tục khởi kiện vụ án để chia thừa kế thì thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất theo quy định tại Luật Dân sự năm 2005 về nguyên tắc giải quyết các vụ án thừa kế: Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân nơi tài sản tồn tại hoặc tập trung nhiều tài sản nhất. Hoặc cơ quan thứ 2 có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo nguyên tắc giải quyết các vụ án hành chính: khi khởi kiện lần 2, đương sự có thể lựa chọn việc trình đơn lên cơ quan tư pháp cùng cấp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.


3.                 Vụ việc này được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật hiện hành? Vì sao?
Em xin đề xuất ý kiến giải quyết vụ việc này như sau:
     -   Trước hết, anh B cần đem di chúc của ông A đi công chứng, chứng thực theo đúng quy định của luật công chức để di chúc được hợp pháp và đây là căn cứ để anh hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của ông.
      -    Thứ hai, anh B cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất dựa trên căn cứ là bản di chúc hợp pháp của ông A. Bởi đất này có nguồn gốc là của ông A, nay anh được hưởng do thừa kế nên cần có giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trình tự và thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 151 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Bên cạnh đó, anh phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong quá trình sử dụng đất.
     -     Thứ ba, anh có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2003 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng chưa có giấy tờ theo Điều 51 yêu cầu. Khi anh B đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lại có giấy tờ hợp pháp về việc thừa kế quyền sử dụng đất thì vụ việc sẽ được giải quyết theo đúng pháp luật đất đai hiện hành. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất ra Quyết định chính thức về vụ việc tranh chấp của bà C và anh B, theo đó,công nhận quyền sở hữu hợp pháp của anh và không chấp nhận việc bà C yêu cầu chia thừa kế với anh B.
KẾT THÚC
                 Qua tình huống trên ta có thể thấy quan hệ pháp luật đất đai chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật nhưng những quy định này lại chưa được hệ thống rõ ràng, cũng như việc chính sách đất đai có nhiều thay đổi qua các thời kì khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, việc người dân tự phát trong các quan hệ đất đai cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lí/./



Phân biệt cấp ngân sách với đơn vị dự toán


Phân biệt cấp ngân sách với đơn vị dự toán

Cấp ngân sách
Đơn vị dự toán
Vị trí, tư cách
Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước -
Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống NSNN.
Là một cơ quan, đơn vị được nhà nước thành lập hay thừa nhận - thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, được nhận kinh phí từ ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó.
Là bộ phận cấu thành của thành của một cấp NS. được cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng. Riêng ngân sách xã vừa là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng NS - dưới nó không có đơn vị dự toán.
Thẩm quyền
Gồm quyền quyết định, phân bổ, quản lý, giám sát kiểm tra NS của các đơn vị dự toán thuộc cấp mình trên cơ sở được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho NS cấp mình
Quyền sử dụng ngân sách được giao, quyền quản lý giám sát đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.
Phạm vi thu chi
Rộng: nguồn thu có được từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn thu quan trọng từ thuế  Chi cho nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, mức độ chi lớn.
Thu hạn chế – chỉ từ một và nguồn được phân giao chủ yếu quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp để chi cho một nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công hay đối tượng trực thuộc đơn vị mình
Quyền chủ động và trách nhiệm đối với NS
Mức độ tự chủ cao  có quyền quyết định, quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình. Tự bảo đảm cân đối ngân sác cấp mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi được phân cấp và tình hình thực tế hoạt động thu của ngân sách cấp mình .
Mức độ tự chủ không cao, mọi hoạt động thu chi phải theo dự toán được phân bổ, chỉ được thay đổi dự toán NS khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm  quyền. Được NS bảo đảm đúng số kinh phí theo dự toán được giao.
Chủ thể quản lý
Hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước – hệ thống các cơ quan tài chính các cấp .
Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài chính kế toán của đơn vị;
Số lượng
Có 4 cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền.
Có nhiều đơn vị dự toán ngân sách - trong một cấp ngân sách có đơn vị dự toán cấp I – cấp II, cấp 3 dưới cấp III . Riêng cấp xã không có đơn vị dự toán.