Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Hình sự cá nhân 2- Tội cướp tài sản

        Bài tập cá nhân Hình sự 2- tuần 2
Đề bài:
Lợi dụng đêm tối ít người qua lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường,A dùng dây thép căng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị N đi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hắt ngược trở lại,nằm ngất xỉu. A từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền,nhẫn,đồng hồ,túi xách của N. Tổng tài sản trị giá 4.800.000đ. Sau đó,N được những người qua đường đưa đi bệnh  viện,được cấp cứu kịp thời nên không chết. Tổng số tiền viện phí là 2.700.000đ, tổn hại sức khỏe của N không đáng kể.Xe máy của N bị hỏng,tiền sửa chữa là 800.000đ.
Hỏi:
1.Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A?
2. Giả sử N bị thương với thương tật là 61% thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào?


 1.Xác định tội danh của A và định khung hình phạt cho A?
1.1: Xác định tội danh của A:
- A phạm tội cướp tài sản theo quy định Điều 133 BLHS 1999,bởi những hành vi phạm tội của A đã CTTP cướp tài sản theo Điều 133.
+ Khách thể tội phạm:
   Tội cướp tài sản xâm phạm đến hai quan hệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội đã xâm phạm đến trước hết là thân thể, tự do thân thể và tính mạng của người bị hại để có thể xâm phạm đến tài sản của họ. Mục đích xâm phạm tài sản là mục đích chính nên tội cướp tài sản được xếp vào nhóm các tội xâm phạm sở hữu . Sự xâm hại một trong hai quan hệ này không làm rõ tính nguy hiểm của hành vi.
  A có mục đích chiếm đoạt tài sản của người đi đường nên đã sử dụng thủ đoạn để đạt được mục đích đó. Chị N chỉ là một người đi qua đoạn đường mà A đã chờ sẵn để cướp tài sản . A hành động như thế để cướp của những ai đi qua đó mà mắc phải bẫy của A
+ Mặt khách quan của hành vi:
   Theo quy định của khoản 1 Điều 133- CTTP cơ bản của tội cướp, các nhà làm luật đã quy định về hành vi khách quan của tội cướp là: sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành vi khác. Trong đó,ta thấy: sử dụng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã tác động trực tiếp đến thân thể nạn nhân như: đâm, bắn, chém…Còn đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói để tác động vào ý thức của nạn nhân,để họ sợ hãi mà phải giao tài sản ra. Còn dử dụng thủ đoạn khác là  sử dụng hành vi tấn công để nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Đây là hành vi khách quan của tội cướp mà không là dạng dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.
    Hành vi của A không tác động trực tiếp vào cơ thể nạn nhân, cũng không sử dụng lời nói để đe dọa . A đã buộc dây ngang đường để người đi qua mắc phải, ngã xe và lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Như vậy, hành vi của A là sử dụng hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được, bởi nạn nhân N đã bị ngã xe và ngất xỉu.
 +  Mặt chủ quan của tội phạm:
      Người phạm tội không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn có mục đích chiếm đoạt tài sản thì mới CTTP cướp tài sản, bởi tội cướp tài sản cũng xâm phạm đến quyền nhân thân, nên cần xác định rõ mục đích chiếm đoạt tài sản để không nhầm lẫn tội cướp tài sản với các tội xâm phạm đến sức khỏe,tự do thân thể, tính mạng của người khác. Như vậy, ý thức chiếm đoạt tài sản phải có trước khi người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến nạn nhân,chứ không phải là khi người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến nạn nhân và tiến hành lấy tài sản khi nạn nhân đã chết hay bỏ chạy để lại tài sản.
      A đã có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi buộc dây ngang qua đường. Như vậy, tội phạm cướp tài sản của A được thể hiện rất rõ, bởi ý định chiếm đoạt tài sản của A hình thành trước khi chị N bị ngã ngất xỉu.
      Lỗi của người phạm tội cướp tài sản hiển nhiên phải là lỗi cố ý trực tiếp,bởi  người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp, mong muốn hậu quả đó xảy ra và tiến hành những phương tiện, thủ đoạn để hậu quả đó xảy ra.
+ Chủ thể của tội phạm cướp tài sản:
Người phạm tội cướp tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc các bệnh thần kinh hay các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Tội cướp tài sản có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm, nên là loại tội rất nghiêm trọng, nên những người từ đủ 14 đến dưới 16 vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12. Chủ thể của tội này là chủ thể thường, trong tình huống trên,A chính là chủ thể của tội phạm cướp tài sản.
1.2        Định tội danh cho A?
Như đã phân tích ở trên, A phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS.Nhưng vấn đề đặt ra là khi định tội danh cho A, ta xác định A phạm tội theo khoản 1 Điều 133 hay theo điều khoản có tình tiết tăng nặng định khung cho A?
Theo em, A phạm tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS:
“ 2. Phạm tội theo một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
d)Sử dụng vũ khĩ, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm”
Căn cứ để xác định tội danh cho A chính là từ hành vi khách quan của A sử dụng hành vi nhằm cướp tài sản, dùng dây thép căng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Thủ đoạn này của A là thủ đoạn nguy hiểm bởi có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại và những người khác. Tính nguy hiểm của những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng không phụ thuộc vào phương tiện được sử dụng mà phụ thuộc vào thủ đoạn sử dụng những phương tiện ấy. Trong trường hợp phạm tội của A, ta thấy một sợi dây không nguy hiểm,bản thân nó không được coi là vũ khí hay phương tiện nguy hiểm mà các văn bản hướng dẫn giải thích luật liệt kê. Nhưng sợi dây khi được A buộc qua đường làm những người đi qua ngã xuống đường lại là rất nguy hiểm. Do đó, em xác định tội danh của A là tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 133.
2.           Nếu N bị thương tật với tỉ lệ 61% thì trách nhiệm hình sự đối với A được xác định như thế nào?
Khi xác định TNHS, ta cần xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả trực tiếp của hành vi gây ra.
-                              Nếu N bị thương tật là 61% mà xác định được thương tật đó là hậu quả trực tiếp từ
hành vi khách quan của A cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 thì A chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật là từ 61% trở lên hoặc làm chết người…”. Thương tật thường được xác định do cơ quan pháp y để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó.
-                              Nếu hậu quả thương tật 61% của N không có mối quan hệ nhân quả với hành vi
khách quan của A tức là hậu quả không do hành vi trực tiếp gây ra. Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân- hậu quả thì hành vi khách quan cần có thêm một điều kiện xác định để gây ra hậu quả xác định là thương tật 61% cho N.  Trách nhiệm hình sự với A được xác định theo điểm c khoản 4 Điều 133: “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này không phải là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 133, tuy nhiên nó cũng tương đương với các tình tiết định khung quy định tại khoản 4 vì cùng đươc quy định trong một điều khoản. Theo đó, hậu quả thương tật của N là 61% nhưng không do hành vi khách quan làm người khác lâm vào tình trạng không chống cự được của A, thì A chịu TNHS theo điểm c khoản 4 Điều 133.
         Do vai trò quan trọng của việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nên cơ quan điều tra thường dựa vào kết quả giám định của cơ quan y tế để xác định trách nhiệm hình sự và tiến hành khởi tố cho đúng người, đúng tội. 
                          
     

Bài tập Học kì Dân sự 2- Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng



I.                  ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong một hợp đồng dân sự được giao kết, bao giờ các bên cũng dự liệu về các hậu quả pháp lí bất lợi mà một trong hai bên phải chịu khi không thực hiện đúng hợp đồng. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều khả năng những sự kiện bất ngờ, những thiệt hại xảy ra ngoài sự thỏa thuận của hai bên. Chính vì thế mà pháp luật dân sự đặt ra chế định đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong 4 điều kiện phát sinh đến bù thiệt hại ngoài hợp đồng, yếu tố lỗi là yếu tố quan trọng nhưng lại có nhiều vấn đề pháp lí phát sinh xung quanh những quy định của pháp luật về yếu tố lỗi trong đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi có những thiệt hại vẫn phải đền bù ngay cả khi không có lỗi. Chính vì thế trong hệ thồng bài tập học kì môn luật dân sự Việt Nam module 2, em chọn đề tài : “Yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để làm rõ hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về chế định quan trọng này.
Hệ thống bài viết của em gồm các ý chính đó là:
-                     Trình bày về những quy định chung của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và những căn cứ phát sinh
-                     Đặc điểm của yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự
-                     Những quy định cụ thể của pháp luật về lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
-                     Những tình huống thực tế và cách giải quyết gắn với từng trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
-                     Những hạn chế và bất cập trong quy định của pháp luật và nêu ra phương hướng điều chỉnh.



II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.                  Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam
-                     Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh trên căn cứ là hợp đồng mà dựa trên những quy định của pháp luật. Pháp luật đề ra chế định này để đảm bảo quyền lợi của người bị hại, để đảm bảo ổn định an toàn xã hội và sự quản lí của pháp luật đến mọi quan hệ xã hội. Bồi thường thiệt hại thường phát sinh do bất chợt và ngẫu nhiên, không có sự dự liệu trước như nghĩa vụ dân sự mà là do hành vi trái pháp luật nói chung và vi phạm quyền lợi của một chủ thể pháp luật dân sự nói riêng gây ra thiệt hại . Thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, nên chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể coi như một biện pháp khắc phục thiệt hại mà hành vi trái pháp luật gây ra nhằm khôi phục lại hoặc đền bù cho những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, tinh thần của người bị thiệt hại. Nghĩa vụ này góp phần ổn định cộng đồng và đảm bảo cho công bằng trong xã hội.
-                     Về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có 4 yếu tố để xác định đó là: hành vi gây trái pháp luật, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, yếu tố lỗi của người gây thiệt hại.
-                     Điều 604 BLDS đã quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là:
“ 1. Người nào do lỗi có ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩm , uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.  2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải gây thiệt hại ngay cả khi người đó không co lỗi thì áp dụng quy định đó.”
-                     Như vậy, yếu tố lỗi không là yếu tố bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi có những trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường.
2.Yếu tố lỗi trong Luật Dân sự Việt Nam:
-                     Khái  niệm lỗi: Lỗi trong luật dân sự được chấp nhận với khái niệm lỗi trong luật hình sự Việt Nam. Lỗi được hiểu là : thái độ, tâm lí của một người với hành vi trái pháp luật mà mình gây ra. Do đó, lỗi được thể hiện lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý và được ghi nhậ trong Điều 308 BLDS.
-                     Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp nhận thức rõ về hành vi trái pháp luật của mình có thể gây ra thiệt hại những vẫn thực hiện hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
-                     Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại cho xã hội mặc dù phải biết trước hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng tin rằng thiệt hại đó có thể ngăn chặn được hoặc không xảy ra thiệt hại.
-                     Lỗi trong luật hình sự là một trong những yếu tố chính để xác định cấu thành tội phạm và tiến hành định tội danh nhưng trong luật dân sự, yếu tố lỗi lại không được căn cứ như luật hình sự để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề quan trọng là xác định mức độ lỗi của các bên trong tình huống thực tế. Điểm đặc biệt này ta có thể thấy rõ trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được trình bày dưới đây, có trường hợp người phải bồi thường lại không có lỗi.
-                     Những nguyên tắc để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
+ Khi xảy ra thiệt hại, chủ thể đầu tiên cần xem xét trách nhiệm bồi thường chính là chủ sở hữu.
+ Nếu chủ sở hữu chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do một trong ba điều kiện sau thì chủ sở hữu không phải bồi thường: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người thứ ba, hoặc là do tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng mà chủ sở hữu đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhất có thể thực hiện để ngăn hậu quả xảy ra, hoăc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
Khi nhận thức về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Điều 308 BLDS quy định về lỗi và hình thức lỗi trong pháp luật Việt Nam, và tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau là: có hay không lỗi suy đoán trong luật dân sự Việt Nam? Theo một số ý kiến đưa ra trong các sách chuyên khảo đó là: ngoài lỗi cố ý, lỗi vô ý ra thì không thể tồn tại lỗi suy đoán, bởi hình thức lỗi là do luật định.Nhưng theo em, lỗi suy đoán không phải là một hình thức lỗi có bản chất như lỗi cố ý hay vô ý, mà lỗi suy đoán là một cách để buộc người có liên quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người bị hại.
 đồng trong luật dân sự Việt Nam.
3.Yếu tố lỗi trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS.
3.1:Bồi thường thiệt hại do suy đoán lỗi:
Đây là một trong những điểm quan trọng và khác biệt lớn nhất của luật dân sự, đồng thời cũng là vấn đề còn tranh luận nhiều trong quá trình áp dụng luật. Bởi trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự có những điểm khác biệt căn bản: phần lớn trách nhiệm hình sự được đặt ra là giữa người có hành vi trái pháp luật hình sự với Nhà nước, nhưng trách nhiệm dân sự lại tồn tại chủ yếu giữa các chủ thể của luật dân sự, và quan trọng hơn là trong luật dân sự, chúng ta chấp nhận chế định suy đoán lỗi. Suy đoán lỗi là cách mà luật buộc một người phải có trách nhiệm trước hành vi của người thứ ba, khi người này có trách nhiệm giám hộ người gây ra thiệt hại, suy đoán lỗi ở đây là sự suy đoán người đó có lỗi với nghĩa vụ giám hộ, quản lí của mình đối với người gây thiệt hại.
Khoản 3 Điều 606 quy định: “ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ không chứng  minh được rằng mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải đền bù”.
Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, tức là khi nhận thức được hành vi của mình và có khả năng làm chủ hành vi đó. Nhưng người không có khả năng nhận thức được hành vi thì được coi như không có lỗi trong việc thực hiện hành vi. Trong điều luật trên đã quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vu dân sự gây thiệt hại, tức là họ không có khả năng nhận thức hành vi của mình, nên không phải bồi thường mà nghĩa vụ bồi thường thuộc về người giám hộ.
Người giám hộ được suy đoán lỗi do không thực hiện đúng phạm vi giám hộ của mình để người được giám hộ gây thiệt hại nên pháp luật áp dụng việc suy đoán lỗi, buộc người giám hộ phải bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại không có tài sản hay tài sản không đủ để đền bù. Như vậy, nếu người gây thiệt hại là người được giám hộ, trong thời gian học tại trường học, bệnh viện… mà gây ra thiệt hại thì người giám hộ, trường học, bệnh viện phải bồi thường.
Trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được rằng mình không có lỗi khi người được giám hộ gây ra thiệt hại thì người đó không phải bồi thường. Nghĩa là người giám hộ chứng minh được trường hợp suy đoán lỗi là sai, bởi họ đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người giám hộ nhưng người được giám hộ vẫn gây ra thiệt hại.
Đây là một điểm khác biết trong việc xem xét trách nhiệm dân sự. Bởi nếu như trách nhiệm hình sự được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc cá thể hóa, thì vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong rất nhiều trường hợp, người bồi thường lại không phải là người gây ra thiệt hại. Theo quy định trong khoản 1 Điều 309: Có hai trạng thái của hành vi có lỗi đó là: thực hiện một việc mà pháp luật cấm không được làm, hai là: không ngăn cản hậu quả xảy ra khi có đủ khả năng hoặc được pháp luật yêu cầu phải ngăn chặn hậu quả xảy ra. Như vậy, vấn đề đặt ra là: Một người có phải chịu trách nhiệm bồi thường do không hành động hay không? Theo em là có. Vì trong quan hệ bồi thường thiệt hại có lỗi của chủ thể, ta còn xác định được lỗi của người không trực tiếp gây thiệt hại dưới dạng không làm một việc mà theo quy định là phải làm. Từ hành vi không làm việc phải làm đó đã gây thiệt hại cho người khác. Từ đó phát sinh trách nhiệm của người quản lí, người giám hộ cho người không có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, hoặc trong trường hợp pháp nhân không có lỗi trước một hành vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và hành vi đó gây thiệt hại khi người này đang làm nhiệm vụ theo đúng hợp đồng với pháp nhân chứ không phải thực hiện hành vi này với tư cách cá nhân. 
3.2: Bồi thường thiệt hại khi có lỗi của người bị thiệt hại:
         Đây là một chế định quan trọng nhưng lại có nhiều vấn đề liên quan còn chưa được rõ ràng của pháp luật. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Trách nhiệm bồi thường được xử lí như thế nào để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho cả hai bên? Điều 617 quy định: “ Khi người thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”
Sự đánh giá mức độ lỗi để áp dụng biện pháp bồi thường với người thiệt hại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức bồi thường.Theo quy định trên, lỗi của người bị thiệt hại không cần xác định là hình thức lỗi cố ý hay vô  mà lỗi được hiểu theo nghĩa hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.  Để áp dụng được đúng Điều 617 trong trường hợp phát sinh thực tế ta thấy có những điểm đáng chú ý đó là:
- Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì người gây ra thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể là cố ý hay vô ý, nhưng để xác định được rằng hậu quả xác định xảy ra do sự biến pháp lí chính là hành vi chứa đựng lỗi của người bị thiệt hại thì tất  nhiên dù có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng người gây thiệt hại không phải bồi thường.
- Cũng theo Điều 617, ta thấy phát sinh một quy định là hỗn hợp lỗi – cả bản thân người bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại đều có lỗi. Nhưng Điều 308 BLDS chỉ quy định về lỗi cố ý và lỗi vô ý, vậy Điều  617 được áp dụng như thế nào? Yếu tố lỗi tự bản thân nó không tồn tại độc lập với các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có quan hệ mật thiết với hậu quả khách quan, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì hình thức lỗi  không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do những hành vi của mình gây ra, chứ không vì người gây thiệt hại có lỗi cố ý hay vô ý mà mức độ bồi thường được giảm bớt. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định cho những trường hợp mức bồi thường được giảm bớt : Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, nhưng thiệt hại gây ra quá lớn so với điều kiện kinh tế của họ, hoặc cả hai bên đã có thỏa thuận về giảm mức bồi thường.
- Trong Điều 617, có quy định là xác định mức độ lỗi của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại để xác định mức bồi thường của người gây thiệt hại khi người bị thiệt hại cũng có lỗi. Nhưng trong pháp luật Việt Nam cả dân sự hay hình sự đều không quy định về mức độ lỗi như thế nào là nặng hay nhẹ mà chỉ quy định về lỗi cố ý, lỗi vô ý, tức là nói đến thái độ tâm lí và khả năng nhận thức về hành vi của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Điều 617 đặt ra vấn đề về mức độ lỗi có phần không hợp lí khi không có quy định nào cụ thể cho mức độ lỗi trong pháp luật nước ta. Nhưng đây lại là một trong những trường hợp khá phổ biến về bồi thường thiệt  hại ngoài hợp đồng của Việt Nam. Vậy nên, có thể chúng ta phân biệt bằng các hình thức lỗi: lỗi vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả, lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp… Trong một số trường hơp nhất định thì lỗi cố ý thương gây hậu quả nghiêm trọng hơn lỗi vô ý và trong luật cũng quy định việc giảm mức bồi thường thiệt hại chỉ là trong trường hợp người đó vì lỗi vô ý mà gây hậu quả và mức bồi thường có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người đó.
3.3: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng có lỗi:
 Nhiều người cùng có lỗi là khi ta xác định được các cá nhân tham gia vào tình huống này cùng có lỗi trong việc gây ra hậu quả, còn mức độ lỗi như thế nào ta phải xem xét dựa trên hành vi và mức độ thiệt hại cũng như vai trò của từng hành vi dẫn đến hậu quả xảy ra. Điều 616 quy định : “ Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại  của từng người tùy thuộc vào mức độ lỗi của  mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” 
Điều 616 lại đặt ra tình huống bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Và trong Điều 616, ta quan tâm đến vấn đề: như thế nào có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có những hành vi gây thiệt hại không cùng tính chất, đặc biệt là trong các vụ án đồng phạm.
Ví dụ như : A và B cùng đến nhà chị T để ăn trộm. Thấy chị T đang ngủ, A nảy ra ý định hiếp dâm chị T trong khi B đã bỏ đi. Hành vi của A là hành vi phạm tội riêng biệt mà B không hề biết. Hành vi này so với hành vi trộm cắp tài sản là không có liên quan đến nhau, nên B chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp tài sản gây ra chứ không phải chịu trách nhiệm về tội hiếp dâm cũng như không phải bồi thường cho chị T.  Nhưng vấn đề đặt ra trong tình huống cụ thể là: nếu  B biết hành vi hiếp dâm của A và không có hành vi ngăn cản thì B có lỗi trong tình huống đó không và B có phải bồi thường thiệt hại cho chị T không? Nếu có thì mức bồi thường như thế nào? Theo em thì B không có lỗi trong tình huống bản thân B biết hành vi mà A làm. Hành vi hiếp dâm không cùng tính chất với tội trộm cắp, B phải bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp tài sản gây ra. Ý muốn chị T bị hiếp dâm không nằm trong ý chí của B, cũng như B không nhận thức  được sự nghiêm trọng của hành vi và B không có hành vi hiếp dâm. Nếu bắt B phải liên đới trách nhiệm bồi thường cho chị T sẽ gây nên sự bất công trong truy cứu trách nhiệm bồi thường với A và B. Hiểu theo 616 thì những người có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại chỉ khi họ cùng thực hiện một công việc nhất định.
3.4 Bồi thường thiệt hại khi không có lỗi của người có trách nhiệm bồi thường:
Trong bốn điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, yếu tố lỗi được loại trừ trong hai trương hợp duy nhất: khoản 3 Điều 623: trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên và Điều 624: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường.
-                     Khoản 3 Điều 623 quy định: Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi trừ các trường hợp sau đây:
a)                 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị hại
b)                Thiệt hại xảy ra trong trường hợp tình thế cấp thiết hoặc tình thế bất khả kháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng này, chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ ngay cả khi  không có lỗi chỉ trừ hai tình huống mà đã được luật loại trừ trách nhiệm đền bù đó là: khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ chứng minh được lỗi hoàn toàn do người bị  hại, lỗi do người thứ ba hoặc trong tình thế bất khả kháng, tình thế cấp thiết mà chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp đã dùng mọi biện pháp khắc phục để hậu quả không xảy ra nhưng cuối cùng hậu quả vẫn xảy ra. Không thể áp dụng nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại để buộc chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường trong trường hợp này.
Chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi, tức là bản thân chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đó không biết hoặc không buộc phải biết về nguy cơ gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ trong thời gian hoạt động và sử dụng bình thường.
Nếu nói rằng yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu trong khoản 3 Điều 623 không có, tức là một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã bị mất đi mà vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không chính xác. Bởi theo em, yếu tố lỗi được ghi nhận trong khoản 3 Điều 623 cần được nhìn nhận dưới góc độ khác đó là : khả năng của chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ ý thức được nguy cơ gây thiệt hại cho người khác, chính vì thế mà những nguồn nguy hiểm cao độ hiện nay đều được Nhà nước quản lí. Hành vi sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải là hành vi trái pháp luật nhưng bản thân nó có khả năng gây thiệt hại nằm ngoài ý thức chủ quan của chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp nên chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp cần có sự ràng buộc trách nhiệm với hành vi mà pháp luật không cấm đó. Có nghĩa là 4 điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều có, nhưng cách nhìn nhận các yếu tố ấy thì không giống như các điều khoản khác của BLDS. Lỗi trong khoản 3 Điều 623 không phải là ý thức tâm lí của chủ thể với hành vi trái pháp luật của mình, bởi hành vi sở hữu va chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi pháp luật không cấm. Nhưng khi đã chiếm hữu hợp pháp hay sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật buộc người đó phải có ý chí trong việc gánh chịu những hậu quả pháp lí bất lợi từ nguồn nguy hiểm cao độ, bởi bản thân nguồn nguy hiểm cao độ có nguy cơ đem đến những thiệt hại do tính chất nguy hiểm của nó. 
Chính vì thế, chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại khi không có lỗi trong trường hợp: nguồn nguy hiểm cao độ hoạt động bình thường và gây ra thiệt hại mà không có sự can thiệp hay ý chí của người khác. Ví dụ như : máy bay bốc cháy dù người phi công đang điều khiển bình thường, xe máy đứt phanh dù không có sự can thiệp từ bên ngoài…
-                     Bồi thường thiệt hại theo Điều 624 khi gây ô nhiễm môi trường mà không có lỗi của chủ thể.
Ta thấy rằng: môi trường là điều kiện sinh sống bình thường của một tập hợp dân cư và sinh vật. Hành vi gây ô nhiễm môi trường không cần yếu tố lỗi cố ý hay vô ý đều buộc chủ thể có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi của cộng đồng và Nhà nước. Lỗi là ý thức hay trạng thái tâm lí của người gây ra thiệt hại, nhưng trong hành vi ô gây ô nhiễm môi trường thì bản thân chủ thể không cần đòi hỏi về yếu tố lỗi mà đề ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương tự như khoản 3 Điều 623.
4. Những tranh chấp thực tế phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Vụ án 1: Bồi thường thiệt hại do suy đoán lỗi.
Năm 1996, tại thành phố Tam Kì tỉnh Quảng Nam có một mảnh đất rộng 600m2 ­ và được UBND xã sở tại cho bà Nguyễn Thị Ngọc Tú và ông Trần Quang Dũng thuê mỗi người 300m2  trong vòng 8 năm để xây của hàng chuyên cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho huyện. Nhà bà Tú bán đồ lương thực, thực phẩm, còn nhà ông Dũng bán đồ điện dân dụng. Hai  nhà kho ở cạnh nhau. Ngày 3/7/1998, một ngọn lửa không rõ nguyên nhân đã thiêu trụi nhà ông Dũng và cháy lan sang nhà bà Tú và không thể kiểm soát được. Năm 1999, bà Tú làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Dũng bồi thường thiệt hại cho bà. Năm 2002, Tòa án nhân dân huyện mở phiên tòa sơ thẩm và quyết định bác đơn yêu cầu của bà Tú vì qua quá trình điều tra không rõ được nguyên nhân cháy. Bà Tú đã gửi đơn kháng cáo. Đến năm 2004, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm vụ án trên của bà Tú, nhưng không điều tra được nguyên nhân cháy nên bác đơn yêu cầu của bà. Năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh xử phúc thẩm vụ án trên đã áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi của ông Dũng trong vụ án và đưa ra phán quyết yêu cầu ông phải bồi thường thiệt hại cho bà Tú là 185.000.000 đồng.
Trong vụ án trên ta thấy: nguyên nhân cháy không điều tra được và cơ quan tố tụng không đủ bằng chứng để cho rằng nguyên nhân cháy là từ nhà của ông Dũng. Tòa án nhân dân tỉnh khi thụ lí vụ án cho rằng: ngọn lửa bốc cháy bắt đầu từ nhà ông Dũng, mà ông lại không đưa ra được căn cứ nào để chứng minh rằng việc nhà ông bị cháy là do hoàn cảnh bất khả kháng hoặc do các sự kiện bất ngờ, cũng không chứng minh được rằng bà Tú có lỗi trong việc để lửa cháy lan sang nhà bà ( hai cửa hàng ở ngay kề nhau), hoặc không đưa ra bằng chứng cho thấy có hành vi có lỗi của người thứ ba làm bùng phát ngọn lửa. Hơn nữa, gia đình ông Dũng buôn bán đồ điện gia dụng, đều là những vật dụng dễ cháy nên Tòa án sử dụng biện pháp lỗi suy đoán để buộc ông Dũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Tú.
Vụ án 2: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
        - Anh A đang điều khiển xe máy với vận tốc 30km/h đi ngược chiều với anh B. Một hòn đá nhỏ dưới bánh xe của anh A khi anh B đi qua đã bắn vào mắt anh, gây tổn hại đến sức khỏe là 10%. Anh B yêu cầu anh A bồi thường về sức khỏe cho mình vì thiệt hại xảy đến cho anh B là do nguồn nguy hiểm cao độ tức là do xe máy của anh A gây nên. Nhưng trong tình huống này, anh A không có trách nhiệm bồi thường cho anh B bởi thiệt hại xảy ra là do anh B gặp rủi ro chứ không phải do nguồn nguy hiểm cao độ của anh A. Anh A tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, đồng thời quá trình vận hành bình thường chiếc xe máy của anh không mang đến thiệt hại cho anh B. Anh B bị tổn hại sức khỏe là do một hòn đá khi anh A đi qua, bánh xe đã khiến hòn đá đó bắn vào mắt anh nhưng anh không thể yêu cầu anh A bồi thường được.
        -  Giả sử: Anh A đang điều khiển xe máy trên đường cao tốc với vận tốc 90 km/h thì xe bị gẫy phanh và đâm vào anh B gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Bản thân anh A không hề có lỗi trong trường hợp này, nhưng anh là chủ sở hữu chiếc xe máy, và chiếc xe gây thiệt hại trong khi đang hoạt động và thuộc sự sở hữu của anh A. Dù không có lỗi nhưng anh A vẫn phải bồi thường thiệt hại cho anh B.
       -  Có ví dụ khác về nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại nhưng hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Nhà ông K có con chó rất dữ, ai đến nhà cũng đều được ông căn dặn cẩn thận vì con chó rất to và hung bạo. Ông K đã đóng cũi và trông nom nó cẩn thận. Một hôm, P đến nhà ông K thì ông đi vắng. Con chó đang ở trong cũi thấy người lạ liền sủa rất to. P biết rằng con chó dữ, nhưng thấy ông K đã nhốt nó vào trong cũi, bèn lấy đá ném trêu chó. Con chó húc gẫy cửa cũi và cắn P bị thương vào chân. Gia đình P yêu cầu ông K phải bồi thường thiệt hại cho con mình. Nhưng ông K cho rằng ông không phải bồi thường vì hoàn toàn là lỗi của P. P biết là con chó rất dữ và có khả năng cắn người, còn ông đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc trông giữ nó. Lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì ông không có nghĩa vụ bồi thường là chính xác.
Vụ án 3: Bồi thường thiệt hại do người của cơ quan có thẩm quyền  tiến hành tố tụng gây ra:
   Hoàng Văn C là Công an thuộc Tổ Công an phòng chống tội phạm ma túy của huyện  Y, tỉnh N. Ngày 04/05/2008, C đang truy bắt T- một đối tượng buôn ma túy mà Công an tỉnh có lệnh truy nã với các tội danh nguy hiểm như buôn bán ma túy, bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em qua biên giới.  C đang đuổi bắt T thì T bất ngờ rẽ xe vào một con đường mòn. C đuổi theo và đâm vào bà A đi ngược chiều, gây thiệt hại về tài sản cho bà A là 15.000.000 đồng. Bà A sau đó có yêu cầu C phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Trong trường hợp gây thiệt hại của C, ta thấy C gây thiệt hại khi đang thi hành nhiệm vụ của mình. Nhưng hành vi gây thiệt hại của C lại không mang yếu tố quyền lực Nhà nước mà chỉ là hành vi cá nhân của C. Do đó, cơ quan của C không có trách nhiệm phải bồi  thường cho bà A, C phải bồi thường cho bà A.
Vụ án thứ 4: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi:
      Anh A đang điều khiển một chiếc xe máy đi trên đường Nguyễn Chí Thanh thì anh D đi ngược chiều, do đây là đường một chiều lại đang giờ cao điểm, anh A không thể điều khiển xe máy tránh được xe anh D. Kết quả là anh A đâm vào anh D và gây thiệt hại về sức khỏe cũng như tài sản cho anh D. Nhưng hành vi gây thiệt  hại được xác định hoàn toàn là do lỗi của anh D khi đi ngược đường một chiều, vậy nên anh A không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh D.
        Ví dụ về trường hợp hỗn hợp lỗi của cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại: Nếu trên một ngã tư, đang có đèn đỏ nhưng cả anh A và anh B đều vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn, thì mức độ lỗi của cả hai người là như nhau, đều có lỗi cố ý nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đặt ra cho bất kì ai trong hai người.
Vụ án thứ 5: Bồi thường thiệt hại do công trình, nhà cửa gây nên:
Năm 2007, phường A tổ chức đào lại rãnh thoát nước,mở các nắp cống và hố ga để nạo vét chuẩn bị cho mùa mưa. Những người đại diện cho phường đã thuê đội thi công của anh T làm việc này. Trong thời gian thi công, một trận mưa rào đã làm cho đoạn đường đang thi công ngập úng trong nhiều giờ. Anh H đi làm về, do không biết được rằng đoạn đường bị tháo nắp, xe mô-tô anh H đang điều khiển đã lao xuống cống , bản thân anh H bị thương phải vào viện điều trị hết 15.000.000 đồng, sửa chữa xe hêt 2.000.000 đồng, chi phí trong những ngày anh nằm viện và chi phí anh yêu cầu đền bù tổng cộng là 24.000.000 đồng. Anh yêu cầu phường A đền bù thiệt hại cho anh.
Trong tình huống trên, anh H không thể yêu cầu phường A có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho anh với tư cách người sử dụng lao động.Bởi phường A đứng ra thuê đội thi công của anh T làm việc này, mà đội thi công của anh T lại có lỗi trong việc không cắm biển thông báo công trường hay dấu hiệu nguy hiểm khi đang thi công công trình. Các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản cũng như thiệt hại kinh tế trong thời gian nằm viện của anh, anh H có thể yêu cầu đội thi công của anh T đền bù cho anh.
Ví dụ 6: Bồi thường thiệt hại khi nhiều người cùng có lỗi
A, B và C có ý định trộm cắp tài sản của gia đình anh D. Khi 3 tên lẻn vào nhà anh D thì chỉ có bà T mẹ anh D ở nhà.Bọn chúng lấy giẻ bịt miệng bà cụ lại và tiến hành lấy tài sản. Khi gần lấy được hết tài sản thì mẹ anh D đã lôi được miếng giẻ bịt mồm và bà cụ kêu cứu, A bèn bóp cổ bà cụ cho đến khi bà ngất đi. Hai tên B và C nhanh chóng lấy nốt chỗ tài sản còn lại và ba tên tẩu thoát. Sau đó, bà cụ đã chết. Công an tỉnh N đã bắt được A, B và C nhưng B và C chỉ thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi trộm cắp tài sản chứ không bồi thường về tính mạng cho cụ T vì chúng không giết bà, hành vi giết người chỉ là do một mình A thực hiện. Nhưng quá trình điều tra cho thấy: khi cùng thực hiện tội cướp tài sản trong nhà anh D ( sự chuyển hóa từ trộm cắp sang cướp tài sản), B và C biết được hành vi bóp cổ bà T của A, thậm chí  B còn bảo A là: “ Mày làm thế nào cho bà ấy im đi”. Việc không hành động của B và C lại dẫn đến cái chết của bà T dù A là người trực tiếp bóp cổ bà. Như vậy, ta thấy cả A, B và C đều có lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình bà T về cái chết của bà và về tội cướp tài sản bên cạnh trách nhiệm hình sự đặt ra với cả 3. Hành vi giết người của A tuy không cùng tính chất với hành vi cướp tài sản mà cả ba định thực hiện nhưng hành vi này khi diễn ra có sự tham gia của cả B và C với tư cách đồng phạm về trách nhiệm hình sự và cùng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi cả ba cùng có lỗi cố ý. Bản thân B và C tuy không thực hiện hành vi nhưng chúng mong muốn hậu quả xảy ra, nếu A không là người được giao canh chừng, thì B và C cũng sẽ thực hiện nhưng hành vi cần thiết để bà T không kêu lên được.
5. Một số quy định chưa hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
 - Một trường hợp đặc biệt về bồi thường thiệt hại là: Người gây ra thiệt hại trong tình trạng dùng chất kích thích gây ra. Điều 615 quy định: 1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường./2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
        Những quy định của điều luật tại Điều 615 chủ yếu buộc người gây ra thiệt hại – chính là người sử dụng chất kích thích phải chịu trách nhiệm về hành vi dùng rượu hay chất kích thích của mình, bởi việc dùng  rượu hay chất kích thích đó là do lỗi cố ý của họ. Con người tự chịu trách nhiệm trước hành vi mang tính chất chống đối xã hội của mình đó la hành vi tự đặt mình vào tình trạng say.
         Nhưng khoản 2 của Điều 615 lại quy định về tình trạng say mà người đó không có lỗi: người đó bị một người khác cố ý đẩy vào tình trạng say, với ý định làm cho người dùng chất kích thích không làm chủ được tinh thần và hành động của họ. Nhưng vấn đề đặt ra đó là: nếu người đẩy người khác vào tình trạng say hoặc dùng chất kích thích là do lỗi vô ý thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại có đặt ra hay không? Luật chỉ đặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại với người gây thiệt hại khi họ dùng chất kích thích, bị mất khả năng điều khiển hành vi của mình, người đã đẩy người đó vào tình trạng mất kiểm soát phải bồi thường do lỗi cố ý, tức là có chủ đích cho người kia lâm vào tình trạng đó. Nhưng thực tế tồn tại là rất nhiều người không có lỗi cố ý đẩy người khác vào tình trạng say rượu hoặc dùng chất kích thích và gây thiệt hại. Ví dụ: trong đám cưới của A, B gặp bạn bè cũ, trong đó có C là bạn thân từ trước nhưng lâu ngày không gặp nhau. C không biết rằng B không biết uống rượu, nhưng do vui vẻ với bạn, C đã ép B uống 3 cốc bia. B say xỉn, lâm vào tình trạng mất kiểm soát hành vi và ý thức. Rồi B  ra về gây tai nạn tổn hại đến sức khỏe của chị H. Vậy C có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với hành vi gây thiệt hại của B hay không? Rõ ràng là C không hề có lỗi cố ý, và B lại đang trong tình trạng dùng chất kích thích đến mức không kiểm soát được hành vi. Theo em, trong tình huống này chỉ có B phải chịu trách nhiệm bồi thường hành vi gây thiệt hại cho chị H. Bởi bản thân B có ý thức được rằng mình không uống được bia rượu, lại tự mình điều khiển hành vi gây thiệt hại, còn C chỉ có lỗi vô ý mời B uống rượu, chứ bản thân C không hề có ý thức khiến B lâm vào tình trạng mất khả năng điều khiển hành vi.
         Hơn nữa trong tình huống trên, B vẫn có thể chủ động trong hành vi uống rượu hay dùng các chất kích thích khác của mình. Bản thân B biết được rằng mình không uống được rượu, nhưng hành vi uống rượu đó vẫn là do B tự thực hiện. Vậy nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại là do B.
Vấn đề đặt ra là trong trường hợp : A đến bệnh viện để tiêm thuốc, nhưng y tá trong bệnh viện đó do nhầm lẫn tiêm nhầm cho A thuốc kích thích. A đẫ gây thiệt hại cho chị H trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, khi mà A không có khả năng nhận thức và gây thiệt hại khi bản thân A không có lỗi với hành vi tự đặt mìn vào trạng thái không điều khiển được nhận thức và hành vi, còn y tá chỉ có lỗi vô ý?
Theo em, hành vi gây thiệt hại trực tiếp là do A gây ra, để đảm bảo quyền lợi của chị H là người bị hại thì A sẽ là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị. Sau đó,  A có thể yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại cho A, do hành vi với lỗi vô ý của y tá đã tiêm nhầm thuốc được xử lí theo quy định của Điều …. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
       Mục đích của hai điều luật này đều là để tăng cường lợi ích của người bị hại. Trong nội dung điều luật chứa đựng khái niệm về truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi suy đoán lỗi của người gây thiệt hại. Yếu tố lỗi được suy đoán trong hành vi không có khả năng loại bỏ trách nhiệm dân sự của người gây thiệt hại hoặc từ hành vi không có lỗi của người gây thiệt hại. Nên nếu người gây thiệt hại muốn không phải bồi thường thiệt hại phải chứng minh được rằng mình không có lỗi hoặc thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
      Ví dụ như trong trường hợp Bồi thường thiệt hại do người được giám hộ gây ra mà người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi để xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy phần tài sản của mình để đền bù phần còn thiếu. Bởi vì  trong trường hợp gây thiệt hại theo Điều 606 thì yếu tố lỗi được suy đoán cho người giám hộ. 
-                     Quy định chưa hợp lí về lỗi của người bị thiệt hại:
 Như đã trình bày ở trên, Điều 617 của BLDS quy định về hỗn hợp lỗi mà không có quy định về thế nào là mức độ lỗi. Biện pháp được sử dụng là xác định các hình thức lỗi để xác định mức độ lỗi có nhiều khả năng thiếu tính khách quan, chính vì vậy cần sự hướng dẫn chi tiết của Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng pháp luật được chính xác. Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất quan trọng để đảm bảo sự bình ổn cho xã hội nhưng những quy định của BLDS còn rất rắc rối và mâu thuẫn, khó áp dụng trong thực tiễn. Do ảnh hưởng khá lớn của chuyên ngành hình sự nên có rất nhiều trường hợp thực tế, Tòa án xét xử đã cho rằng cứ có lỗi thì người đó phải bồi thường thiệt hại, cũng như áp dụng nguyên tắc hỗn hợp lỗi không chính xác khi cho rằng: bản thân người bị thiệt hại có lỗi thì không thể truy cứu trách nhiệm toàn bộ cho người gây thiệt hại, hay là cho rằng lỗi cố ý sẽ phải chịu trách nhiệm nặng hơn lỗi vô ý…
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Hiểu rõ lỗi- một chế định của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất cần thiết để ngành Tòa án làm việc được hiệu quả hơn, cũng là để cho các chế định của pháp luật mang tính ứng dụng cao hơn, thay thế những quan điểm sai lầm về pháp luật dân sự và các hủ tục lạc hậu trong việc bồi thường và xử lí bồi thường thiệt hại. Chương X của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nhiều điểm đáng lưu ý, đặc biệt là các quy định chi tiết về trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.  Nhưng thực sự những quy định đó còn chứa nhiều điểm bất hợp lí và cần sửa đổi nhiều.



Bài tập dân sự : hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Đề bài: Xây dựng một tình huống về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, chỉ ra vi phạm trong hợp đồng trên và nêu rõ biện pháp giải quyết?
Tình huống:
Anh T và chị H là vợ chồng và được bố mẹ anh T cho thừa kế chung quyền sử dụng đất ở rộng 350 m2  tại huyện X. Năm 2001, anh chị đã xây dựng nhà ở rộng 150m2 và có các tài sản khác gắn liền với đất.
Ngày 9/5/2008, anh T đem quyền sử dụng đất thế chấp tại Ngân hàng thương mại A huyện X để đảm bảo khoản vay 600.000.000 với mục đích kinh doanh của hộ gia đình với lãi suất 1,5%/ tháng, hạn vay từ 11/5/2008 đến 11/5/2008, hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp được đăng kí cùng ngày, hợp đồng thế chấp có hiệu lực tùy thuộc vào hợp đồng chính. Và trong hợp đồng thế chấp có quy định về phương thức xử lí tài sản thế chấp nếu anh T không trả được nợ là : Ngân hàng tiến hành phát mãi  quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản gắn liền với đất. Anh T thực hiện hợp đồng thế chấp bằng cách giao cho Ngân hàng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất, các giấy tờ này đều ghi cả tên vợ chồng anh T và chị H.
Ngày 5/8/2009, anh T thực hiện hợp đồng vay 100.000.000 tại Ngân hàng A với lãi suất 1,8%/tháng, hợp đồng vay từ 5/8/2009 đến 5/8/2010.
Ngày 11/5/2010, anh T đem số tiền là 600.000.000 đến trả cho Ngân hàng và anh yêu cầu Ngân hàng trả lại cho anh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, Ngân hàng cho rằng anh còn một nghĩa vụ phải thực hiện nữa là hợp đồng vay nợ 100.000.000 ngày 5/8/2009. Hợp đồng thế chấp của anh và Ngân hàng A chưa hết hiệu lực do hợp đồng vay ngày 5/8/2009 đã gia hạn thêm hợp đồng thế chấp đến 5/8/2010.
Đến 5/8/2010, anh T không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng A. Ngân hàng A đã yêu cầu chị H liên đới nghĩa vụ trả nợ cho anh T. Đồng thời Ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản của gia đình, tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Anh T và chị H đã gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X giải quyết.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/10/2010, Tòa án huyện X phán quyết: Hợp đồng thế chấp của anh T có hiệu lực đến ngày 5/8/2010 do hợp đồng vay có hiệu lực kéo dài đến 5/8/2010 do hợp đồng vay số tiền 100.000.000 ngày 5/8/2010 cũng nằm trong phạm vi bảo lãnh của hợp đồng đó. Đồng thời, Tòa án bác bỏ yêu cầu của chị H, buộc chị có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho  Ngân hàng với anh T vì lí do: chị H là vợ anh và sống cùng với anh T, chị H buộc phải biết về việc anh thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đồng thời Tòa án xác định hành vi bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của Ngân hàng A là vi phạm quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, đây là thẩm quyền của UBND huyện X. Do đó, Tòa án yêu cầu  Ngân hàng A dừng ngay việc bán đấu giá để thực hiện đúng thẩm quyền quy định.
Anh T và chị H đã tiến hành kháng cáo. Vụ án đang được Tòa án nhân dân tỉnh N điều tra làm rõ.
-                     Những vi phạm trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của anh T là:
+ Nguồn gốc tài sản là do được thừa kế chung của cha mẹ anh T, chị H vợ anh T là người sở hữu chung hợp nhất với anh T về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền. Do đó, khi thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung cần có sự đồng ý bằng văn bản của người đồng sở hữu. Nhưng trong hợp đồng thế chấp của anh T, chị H không hề được thông báo và không hề tham gia giao dich. Việc Tòa án sơ thẩm xác định rằng chị H là vợ và chung sống cùng anh T thì chị buộc phải biết việc anh T đem GCNQSDĐ đi thế chấp là không có căn cứ, cũng như việc Tòa xác định các khoản nợ mà anh T vay tại Ngân hàng là để phục vụ công việc kinh doanh của gia đình để buộc chị H liên đới nghĩa vụ trả nợ là không có căn cứ.
Trên thực tế, do anh T đã trả được nợ 600.000.000 ngày 11/5/2010 mà hợp đồng vay nợ được ghi rõ là do chủ hộ gia đình thực hiện vì lợi ích của gia đình. Do đó, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của anh đã chấm dứt hiệu lực.
+ Ngân hàng A không thể buộc anh T phải mở rộng phạm vi thế chấp do khoản vay 100.000.000 ngày 5/8/2009. Hợp đồng vay nợ được anh T thực hiện với tư cách cá nhân, cũng như không có thỏa thuận đưa hợp đồng này vào phạm vi thế chấp. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi được mở rộng phạm vi nghĩa vụ bảo đảm và gia hạn thế chấp cần được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật nhưng Ngân hàng A lại tự ý gia hạn thêm cho hợp đồng thế chấp.
+ Hợp đồng vay ngày 5/8/2009 của anh T không phải là hợp đồng vay phục vụ cho mục đích chung của hộ gia đình, chị H cũng không hề được thông báo hay được biết về hợp đồng này nên Tòa án không thể buộc chị H liên đới nghĩa vụ trả nợ cùng anh T.
+ Tòa án xác định Ngân hàng A không có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá tài giá sản của gia đình anh T là đúng, nhưng Tòa án lại cho phép cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình anh T là không đúng vì hợp đồng thế chấp đã chấm dứt, Ngân hàng phải trả lại GCNQSDĐ cho gia đình anh.
-                     Những biện pháp giải quyết cho tình huống trên:
+ Tòa án phúc thẩm vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất có thể phán quyết buộc Ngân hàng A trả lại GCNQSDĐ cho anh T. Hợp đồng thế chấp và hợp đồng vay nợ ngày 11/5/2008 đã chấm dứt do anh T đã thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
+ Không công nhận hợp đồng vay nợ ngày 5/8/2009 của anh T và Ngân hàng là hợp đồng có bảo đảm, cũng như không buộc chị H liên đới nghĩa vụ trả nợ khoản vay đó với anh T.
+ Hợp đồng vay nợ bị quá hạn ngày 5/8/2009 sẽ do hai bên tự thỏa thuận giải quyết, nếu không thể thỏa thuận được, hai bên có thể giải quyết trong một phiên xử khác.
+ Tòa án xác định hành vi vi phạm của Ngân hàng A khi tiến hành cầm giữ GCNQSDĐ của anh T và tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của gia đình anh.
+ Tòa án tiến hành xác định những vi phạm của Ngân hàng A và những thiệt hại của gia đình anh T do hành vi sai phạm để buộc Ngân hàng A phải bồi thường thiệt hại cho anh T.
+ Nhận thấy những sai phạm nghiêm trọng của Ngân hàng A, Tòa án có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra làm rõ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Bộ Luật dân sự năm 2005
2.     Luật Đất đai năm 2003
3.     Nghị quyết 163/2006- NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm
4.     Nghị quyết 181 về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2004- NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
5.     Giáo trình Luật Dân sự module 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội – Hà Nội- năm 2008  

Bài tập Công pháp quốc tế liên quan đến Điều ước quốc tế


ĐỀ BÀI TẬP SỐ 7:
Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X,Y,Z,Bê- ta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X,Y,Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X,Y,Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha.
Tháng 9/1980, bang X ký Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bê-ta. Quốc hội X đã thông qua Hiệp định và quốc hội Bê ta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực từ 15/2/1981.
Tháng 2/1981,Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định Hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật Anpha và vì vậy, Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật quốc tế. Tuy nhiên, Bê ta khẳng định X kí hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang  Anpha : Các bang thuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch.
Hãy xác đinh hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác du lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lí để xác định hiệu lực đó và giải thích?


-                     Hiệp định về phân tích vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki giữa tiểu bang X và quốc gia Bê- ta không có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu tuyệt đối theo pháp luật quốc tế.
-                     Cơ sở pháp lí: Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế.
+ Hiến pháp liên bang Anpha khi thành lập liên bang khẳng định: “ Chỉ có Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chỉ tồn tại một quốc gia Anpha có dân cư,lãnh thổ, có Chính phủ liên bang thành lập hợp hiến và đủ khả năng điều hành đất nước, để từ đó phát sinh thuộc tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ quốc tế với tư cách quốc gia Anpha. Nghĩa là trong mọi quan hệ quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia liên bang như: lãnh thổ, biên giới, luật biển, luật hàng không, nhân quyền…thì chỉ có Anpha được thừa nhận là chủ thể hợp pháp.
Đồng thời Hiến pháp khẳng định: “ Các bang của liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch”. Các bang cũng có thể tham gia trong quan hệ quốc tế về giao thông, du lịch, nông nghiệp của tiểu bang, chứ không có thẩm quyền kí kết những điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, những điều ước đó phải phù hợp với Hiến pháp của tiểu bang và liên bang.
 Ta thấy: 9/1945, X,Y,Z trở thành 3 quốc gia độc lập do được Minotta trao trả độc lập và trở thành 3 quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chủ thể của luật quốc tế. Nhưng đến tháng 9/1945, 3 quốc gia này đã tự nguyện tham gia thành lập Liên bang Anpha để tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị. Liên bang Anpha được thành lập hợp pháp trên một hiệp định thành lập Liên bang và có Hiến pháp liên bang. Nhà nước liên bang ra đời là chủ thể của luật quốc tế, là quốc gia kế thừa của X,Y,Z do sự hợp nhất lãnh thổ. Còn X,Y,Z tồn tại trong liên bang Anpha có lãnh thổ xác định, có dân cư riêng, có Chính phủ nhưng lại không là một quốc gia do chủ quyền của nó bị hạn chế bởi Liên bang mà X tham gia, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Nhưng do Hiến pháp liên bang cho phép tham gia một số quan hệ nhất định như giao thông, du lịch, nông nghiệp, tức là X vẫn có thẩm quyền kí kết hiệp định quốc tế với các chủ thể khác của Luật quốc tế về 3 lĩnh vực trên.
+ Hiệp định kí kết giữa X và Bê-ta có nội dung phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông biên giới Maiki, có nội dung là để phân định sông biên giới cũng như quyết định quy chế pháp lí biên giới quốc gia. Sông biên giới là để phân định lãnh thổ cho quốc gia, đảm bảo yếu tố chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của tiểu bang X,  chỉ có thỏa ước liên quan đến biên giới chỉ là trong việc xác định biên giới giữa các tiểu bang thì X có thẩm quyền tham gia. Sông Maiki là sông biên giới phân định khu vực giữa X và quốc gia Bê-ta, như vậy, các vấn đề liên quan đến sông Maiki như chế độ pháp lí của sông chỉ có Anpha với tư cách nhà nước liên bang, là chủ thể của luật quốc tế, có thể tham gia kí kết với Bê-ta. Bởi Anpha là quốc gia kế thừa về dân cư, lãnh thổ của X. Hơn nữa, sông biên giới còn có chế độ pháp lí của sông quốc tế, là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia sử dụng quốc tế, có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của Anpha hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tiểu bang X không có thẩm quyền để quyết định quy chế pháp lí cho sông biên giới, đồng thời không thể coi vấn đề du lịch  trên sông biên giới là thẩm quyền kí kết của mình như Hiến pháp đã quy định. Mọi vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia chỉ có thể do Nhà nước Liên bang quyết định, trong trường hợp này là Anpha.
+ Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông Maiki vi phạm Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế do vi phạm về thẩm quyền kí kết của luật quốc gia theo Điều 46, do đó bị vô hiệu tuyệt đối, không thể áp dụng nguyên tắc Pacta sunt sevanda để đảm bảo nghĩa vụ phát sinh hiệu lực của Hiệp định. Bên cạnh đó, dù đã được Quốc hội X và Bê- ta thông qua nhưng hiệp ước không thể phát sinh hiệu lực theo khu vực lãnh thổ của X như Bê-ta khẳng định. Bởi sự sai lầm của Hiệp định về thẩm quyền kí kết và về đối tượng điều chỉnh nên nó vô hiệu ngay từ đầu. Việc phát sinh hiệu lực của một điều ước quốc tế theo một không gian lãnh thổ nhất định của quốc gia không được áp dụng trong trường hợp này, bởi thẩm quyền tham gia của tiểu bang chỉ là trong lĩnh vực thương mại, tư pháp quốc tế.
Như vậy, việc tuyên bố của Anpha là hợp lí với quy định của pháp luật quốc tế.